Thứ Tư, 11 tháng 11, 2009

Thơ TÌNH CHINH NHÂN với tựa những bài hát.

Quê em BIỂN MẶN dừa xanh
Sóng tình HOA BIỂN dổ dành người thương
KIẾP NGHÈO một nắng hai sương
LỐI VỀ XÓM NHỎ cuối đường cầu tre
Đượm nồng TÌNH THẮM DUYÊN QUÊ
Rung rinh GÁNH LÚA hẹn thề đêm trăng
NƯƠNG CHIỀU khói toả lều tranh
Vài con BƯỚM TRẮNG lượn quanh liếp cà
Hương thầm còn mãi TÌNH XA
Bướm HOA THẠCH THẢO còn ra nổi này
CON THUYỀN KHÔNG BẾN có hay
THU SẦU cô quạnh tháng ngày đơn côi
SUỐI MƠ chất chứa ngàn đời
Sao MÙA THU CHẾT còn rơi rớt nhiều
ĐÈN KHUYA một bóng cô liêu
ĐÊM ĐÔNG buốt giá tình yêu ngỡ ngàng
ĐÒ CHIỀU chưa tiễn đưa sang
NỔI LÒNG sao biết thiên đàng ái ân
TRÚC ĐÀO rụng khắp đầy sân
DUYÊN QUÊ mong gặp một lần cho vơi
NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG trong đời
DẤU CHÂN KỶ NIỆM một thời học sinh
Và TRANG NHẬT KÝ riêng mình
Làm sao có được chuyện TÌNH THIÊN THU
Lặng nhìn từng GIỌT MƯA THU
Nghe như TUYẾT LẠNH uẩn u sao đành
Lật từng LƯU BÚT NGÀY XANH
Thấy như LỆ ĐÁ vây quanh nổi niềm
THU SẦU chẳng phải của riêng
Mà sao mãi thấy PHỐ ĐÊM hững hờ
ĐÒ CHIỀU chở mấy vần thơ
Chở nàng thi sỉ TÌNH BƠ VƠ sầu
Ôi NHỮNG ĐỐM MẮT HỎA CHÂU
NỦA ĐÊM NGOÀI PHỐ nhuốm màu thê lương
MONG NGƯỜI CHIẾN SỈ sa trường
Vào trong CÁT BỤI gíó sương không sờn
Để ai GIẤC NGỦ CÔ ĐƠN
Để cho CÔ BÉ DỖI HỜN phòng the
Từng đêm TRĂNG SÁNG VƯỜN CHÈ
TRĂNG MỜ BÊN SUỐI nghe se sắc lòng
Quạnh hiu gối chiếc phòng KHÔNG
NGHÌN TRÙNG XA CÁCH nhớ mong ngập trời
NẮNG CHIỀU giăng sợi đơn côi
GIỌT MƯA TRÊN LÁ khóc đời hợp tan
Bao giờ em bước SANG NGANG
Để thôi GIỌT LỆ ĐÀI TRANG không còn
GA CHIỀU ngóng đợi héo hon
TẦU ĐÊM NĂM CỦ vẫn còn đâu đâu
Từng đem TRĂNG RỤNG XUỐNG CẦU
Cho em biết SẮC HOA MÀU NHỚ thương
Cho em ĐÔI BÓNG bên đường
Chung HAI LỐI MỘNG một phương trời hồng
Sá gì giá lạnh ĐÊM ĐÔNG
NỔI BUỒN GÁC TRỌ chờ mong ngày về
Nghìn trùng MẤY DẬM SƠN KHÊ
ĐƯỜNG XƯA LỐI CỦ trăng thề còn đây
Tình yêu NHƯ CÁNH VẠT BAY
LÂU ĐÀI TÌNH ÁI không xây một mình
Từ ngày XẾP ÁO THƯ SINH
ANH ĐI CHIẾN DỊCH đăng trình nặng vai
NGẬM NGÙI cửa đóng then gài
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH không phai má đào
Lỡ khi BIẾT TRẢ LỜI SAO
TÌNH CHÀNG Ý THIÊP ai sầu hơn ai
Đượm nồng TIẾNG SÁO THIÊN THAI
Cho dù NGĂN CÁCH nếu hai mai đầu
Một lòng ĐỪNG NÓI XA NHAU
NGƯỜI YÊU LÝ TƯỞNG trọn câu vẹn thề
Rồi MỘT MAI QUA CƠN MÊ
HAI VÌ SAO LẠC đi về BẾN MƠ
VẮNG XA vẫn mãi đợi chờ
Để em viết tiếp BÀI THƠ CUỐI CÙNG
Có ai THƯONG VỀ MIỀN TRUNG
QUÊ NGHÈO sỏi đá khốn cùng điêu linh
Lòng như KHÚC HÁT ÂN TÌNH
Trãi dài QUÊ MẸ nắng bình minh vui
MƯA TRÊN PHỐ HUẾ sụt sùi
CHO NGƯỜI TÌNH LỠ bùi ngùi vấn vương
VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG
NƯẢ ĐÊM THỨC GIẤC lòng tương tư sầu
Dẫu rằng HAI ĐỨA GIẬN NHAU
Vẫn không như thể QUA CẦU GIÓ BAY
Một lần TỪ GIÃ THƠ NGÂY
Là em THEO LÁ VÀNG BAY mất rồi
Dẫu cho CAY ĐẮNG TÌNH ĐỜI
NGƯỜI EM SẦU MỘNG tuyệt vời yêu anh
Ân tình GẠO TRẮNG TRĂNG THANH
Làm sao NƯỚC MẮT LONG LANH cạn dòng
Bây giờ TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG
NGƯỜI EM XÓM ĐẠO chỉ mong một điều
Thương em HÃYNHỚ NHAU NHIỀU
Hãy xin LÝ LUẬN TÌNH YÊU thế nào
Cũng xin đừng VẪY TAY CHÀO
TÌNH YÊU TRÃ LẠI TRĂNG SAO thật buồn
MỘT LẦN DANG DỞ đau thương
THA LA XÓM ĐẠO thánh đường bơ vơ
Hằng đêm QUÁN NHỎ ĐỢI CHỜ
Ôm sầu LẼ BÓNG vần thơ bẽ bàng
Còn đâu HOA SỨ NHÀ NÀNG
Gặp em trở lại CÔ HÀNG XÓM xưa
Còn đâu HUYỀN THOẠI CHIỀU MƯA
NHỮNG NGÀY THƠ MỘNG đón đưa hẹn thề
Em SAO KHÔNG THẤY ANH VỀ
MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ tái tê lạnh nhiều
ĐÊM TÀN BẾN NGỰ cô liêu
AI RA XỨ HUẾ hắc hiu tháng ngày
Ôi chaoTHÀNH PHỐ MƯA BAY
KHÓC NGƯỜI TRINH NỬ đắng cay tình đời
TÌNH YÊU CÁCH BIỆT đôi nơi
NGẬM NGÙI cắn chặt bờ môi nhạt màu
BAO GIỜ TA GẶP LẠI NHAU
NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG giọt sầu ly tan
Anh XIN TRẢ LẠI THỜI GIAN
ĐƯA EM VÀO HẠ thênh thang vùng trời
Thật tình ANH BIẾT EM ƠI
DƯ ÂM ngày mộng ngàn đời khó quên
CĂN NHÀ MÀU TÍM êm đèm
MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ làm nên chuyện tình
NÉT BUỒN THỜI CHIẾN điêu linh
Ráng đi em CHUYỆN CHÚNG MÌNH tính sau
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN địa đầu
Trao em ÁO ĐẸP NÀNG DÂU mai này
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI có hay
ĐÊM BUỒN TỈNH LẺ tháng ngày héo hon
TÌNH YÊU CÁCH BIỆT mõi mòn
SAO ANH LỖI HẸN em còn đơn côi
Ngày MAI ANH ĐI XA RỒI
ĐÒ TÌNH LỠ CHUYẾN bờ môi nhạt nhoà
TÀU ĐÊM NĂM CỦ mấy toa
BIỆT LY em tiễn cành hoa hồng vàng
NỔI LÒNG mang tận quan san
Là như vai nặng HÀNH TRANG GIÃ TỪ
Phương này VẦNG TRÁN SUY TƯ
Xem như GIÂY PHÚT TẠ TỪ trong đêm
Mà SAO EM NỞ ĐÀNH QUÊN
RỪNG CHƯA THAY LÁ gọi tên bốn mùa
Tiền đồn THÁNG SÁU TRỜI MƯA
Trọn tình thương nhớ CHO VỪA LÒNG EM
Trở về MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM
VÙNG TRỜI NGÀY ĐÓ càng thêm mặn nồng
Trử tình TRĂNG SÁNG ĐỒI THÔNG
CƠN MÊ TÌNH ÁI phiêu bồng lãng du
Ngõ hồn lạc lối VƯỜN THU
MỘT ĐÊM KHÔNG NGỦ ngục tù con tim
Ngày mai anh BIẾT ĐĂU TÌM
LINH HỒN TƯỢNG ĐÁ im lìm bơ vơ
Đắm chìm THU VỚI NÀNG THƠ
CHUYỆN NGƯỜI ĐAN ÁO đợi chờ đêm đông
Xin em ĐỪNG TRÁCH DIÊU BÔNG
BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO má hồng chưa phai
Sao em NHƯ TIẾNG THỞ DÀI
NGHẸN NGÀO lệ đắng giọt đài trang tuôn
Để cho TỪ ĐÓ EM BUỒN
NẾU MAI ANH CHẾT chim muôn gọi đàn
TÌNH YÊU VỖ CÁNH băng ngang
GA CHIỀU PHỐ NHỎ đèn vàng xót xa
Phận nghèo mang KIẾP CẦM CA
ĐIẸU RU NƯỚC MẮT phòng trà từng đêm
THỀM TRĂNG còn đọng môi mềm
GIỌNG CA DĨ VÃNG buồn thêm nản lòng
Cho em BẢY NGÀY ĐỢI MONG
SAO ANH KHÔNG ĐẾN phòng không cuối tuần
Anh còn VỌNG GÁC ĐÊM SƯƠNG
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI còn vương giặc thù
BỐN VÙNG CHIẾN THUẬT mật khu
Bên RỪNG LÁ THẤP sương mù giăng giăng
Trên đồi HOA TÍM BẰNG LĂNG
NHỚ MẦU HOA TÍM đêm trăng thuở náo
Chuyện tình HÒ HẸN trăng sao
PHÚT ĐẰU TIÊN ắy nghe xao
xuyến lòng
LẶNG THẦM hoa tím bên sông
Ngập ngừng GỎ CỬA hằng mong trao nàng
KỂ TỪ ĐÊM ĐÓ thênh thang
ĐƯỜNG LÊN SƠN CƯỚC vai mang chử tình
Đếm từng sợi NẮNG THỦY TINH
Để riêng em mãi NHỚ MÌNH ANH THÔI
Đường tình NHẬT KÝ ĐỜI TÔI
CÁNH BUỒM CHUYỂN BẾN nhẹ trôi im lìm
CHIỀU VỀ trên những đồi sim
TÌNH THƯ CỦA LÍNH gởi niềm riêng em
Có loài HOA NỞ VỀ ĐÊM
Một loài HOA TRẮNG mang tên là quỳnh
Gót chân NGƯỜI LÍNH CHUNG TÌNH
BẠC MÀU ÁO TRẬN vẫn tình không phai
Lối về hẹn một ngày mai
ĐƯỜNG XƯA LỐI CỦ sánh vai tình hồng
Bây giờ em THẤY GÌ KHÔNG
Làm sao em biết NỔI LÒNG NGƯỜI ĐI
Bây chừ ĐÔI NGÃ CHIA LY
Cho NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE nghìn trùng
Đường chiều phủ kín MƯA RỪNG
NGƯỜI GIÀU CỮNG KHÓC trời rưng rưng sầu
Cạn nguồn GIÒNG LỆ THƯƠNG ĐAU
Thương HÀN MẠC TỬ sớm mau lìa trần
PHÙ DU kiếp sống chinh nhân
ĐOÀN NGƯỜI LỮ THỨ bước chân âm thầm
Và SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM
Của người TÌNH LỞ TRĂM NĂM đợi chờ
Dẫu rằng TÌNH LÀ SỢI TƠ
Dẫu rằng em vẫn BƠ VƠ cuối tuần
Phương này PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN
BUỒN VUI ĐỜI LÍNH trầm luân tháng ngày
chiều nào TỪ GIÃ THƠ NGÂY
Người đi chinh chiến vui vầy nước non
Bao giờ sông núi vẫn còn
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN chưa sờn chí trai
TÌNH ANH BIỂN RỘNG sông dài
Trời vào xứ mộng THƯƠNG HOÀI NGAN NĂM
Gió sương DẤN BƯỚC THĂNG TRẦM
BÂY GIỜ THÁNG MẤY lạnh căm ngoài trời
Lỡ như PHỐ VÁNG EM RỒI
Tình mình ĐOẠN TUYỆT lệ rơì rớt sầu
MAI LỠ HAI MÌNH XA NHAU
Cầm bằng nước chảy QUA CẦU GIÓ BAY
HẬN NGƯỜI sao dể đổi thay
Và anh BIẾT NÓI GÌ ĐÂY một lời
Em QUỲ LẠY CHÚA TRÊN TRỜI
Sao cho em lấy được người em yêu
Bây giờ em ĐỔI THAY chiều
NGƯỜI THƯƠNG không lấy chọn nhiều lợi danh
Thà yêu NGƯỜI ĐẸP TRONG TRANH
Còn hơn TÌNH PHỤ nở đành đắng cay
Thôi rồi THUNG LŨNG CHIM BAY ...

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2009

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2009

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2009

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2009

GẶP GỠ NHÀ VĂN – MC NGUYỄN NGỌC NGẠN & NHỮNG “BẬT MÍ” VỀ THÚY NGA – PARIS BY NIGHT 95


Cách đây khoảng nửa năm, nghe phong phanh tin đồn “Trung tâm Thúy Nga sắp đóng cửa…” tôi chặc lưỡi: “Đúng là tin đồn nhảm!”, trong lòng hy vọng đó chỉ là một tin đồn của những kẻ ganh ghét sự thành công của người khác hoặc giả là câu chuyện không đâu vào đâu của những bà hay “buôn dưa lê” (nói theo ngôn ngữ “lóng” trong nước).

Nhưng thật buồn, khi tin đồn đã và đang được chứng thực qua những khó khăn về tài chính của một trung tâm băng nhạc có thể nói là cái nôi đầu tiên của nền văn nghệ hải ngoại. Buồn hơn nữa, xót xa hơn nữa khi nguyên nhân dẫn tới sự hủy diệt lại bắt nguồn từ hành động chủ quan của chính chúng ta - những đối tượng được phục vụ, những kẻ tha hương đói khát văn hóa văn nghệ miền quê mẹ. Hơn 30 năm viễn xứ, 25 năm chúng ta được nuôi dưỡng tinh thần phần nào bằng những sản phẩm văn nghệ của Trung tâm Thúy Nga. Lẽ nào khi no đủ trong thời đại công nghệ giải trí vượt trội như hiện nay, chúng ta lại vô tâm quên đi một thời đói khát? Lỗi không phải do bạn! Cũng chẳng phải do tôi! Chắc chắn là do những kẻ hám lợi nhuận kiếm được trên mồ hôi và nước mắt của người khác. Phải chăng đơn giản đó chỉ là một lý do mà chúng ta dùng để “tự bào chữa”? Suy nghĩ theo một lối khác: nếu bạn, nếu tôi cứng lòng hơn một chút thì những kẻ gian kia đã không có cơ hội… Không phải tất cả, nhưng con số chân tình xem ra lại quá nhỏ nhoi so với số đĩa “ăn trắng mặc trơn”, đôi khi được khoác lên bộ vía copy mờ mờ ảo ảo.

Làm nhà báo, tôi ghét cay ghét đắng những kẻ đạo văn nên có lẽ “bệnh nghề nghiệp” đã thôi thúc cái tò mò trong tôi để trở thành “kẻ lắm chuyện” nói lên niềm bức xúc.

Ở xa Trung tâm Thúy Nga, nên tôi quyết định tìm đến Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn để tìm hiểu xem, liệu tôi cũng như khán thính giả yêu mến Paris By Night có còn tiếp tục được theo dõi những sản phẩm văn nghệ chất lượng cao của Trung tâm Thúy Nga nữa hay không… Một chiều đông giáp Tết Kỷ Sửu, Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã tiếp đón tôi trong không khí vui vẻ đón mừng năm mới, nhưng trong ông vẫn toát lên một nét trầm buồn khi nhắc tới tình trạng chưa tìm ra lối thoát của một Trung Tâm lớn trước nạn băng đĩa giả hiện nay.

VietSun Magazine (VS): Kính chào chú Ngạn! Thưa Chú, bài viết “Trông lại một chặng đường” của Chú viết sau khi hoàn tất thâu hình chương trình Paris By Night 94, được đăng tải trên VietSun Magazine tháng 10 năm 2008, đã làm cảm động “lòng trắc ẩn” của rất nhiều độc giả VietSun Magazine cũng như khán thính giả của trung tâm Thúy Nga. Và nhiều người “tò mò” muốn biết cuốn Paris By Night kế tiếp sẽ ra sao… Liệu khán thính giả có được thưởng thức Paris By Night 95 hay không và khi nào thưa Chú?

NV Nguyễn Ngọc Ngạn: Cám ơn cháu đã nhắc đến bài “Trông Lại Một Chặng Đường” của chú. Chính chú khi viết bài ấy cũng thấy lòng buồn vời vợi vì cái viễn ảnh không lối thoát của ngành sản xuất băng nhạc đang bị xuống dốc vì nạn băng đĩa lậu và download từ internet. Hướng đi ngắn hạn của Thúy Nga bây giờ là cố gắng hoàn tất được tới Paris By Night 100. Hiện nay đã thu xong Paris By Night 95. Nghĩa là chỉ 5 cuốn nữa, sẽ đạt đến con số 100. Chừng đó, chưa biết sẽ ra sao! Có còn khả năng tài chánh để tiếp tục nữa hay không? Riêng Paris By Night 95 thì sẽ phát hành vào ngày 22 tháng 1 năm 2009 tới đây, trong dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu.

VS: Như vậy, xuân Kỷ Sửu 2009, các gia đình Việt Nam có thể rộn ràng đón Tết với Paris By Night 95. Có lẽ đây cũng là một “tin vui” cho những người yêu nghệ thuật. Kể ra nói trước thì mất hay, nhưng Chú có thể “bật mí” đôi chút về một vài điểm đặc sắc của cuốn 95 này?

NV Nguyễn Ngọc Ngạn: Tuy không mang chủ đề Xuân, nhưng Paris By Night 95 được ra vào dịp Tết vì nội dung rất vui, thích hợp để mọi gia đình cùng thưởng thức những ngày đầu năm. Chương trình này vẫn là nối tiếp Paris By Night 94, kỷ niệm 25 năm Paris By Night. Hôm ấy, vì số lượng nghệ sĩ quá đông và nhất là vì số lượng khán giả mua vé tham dự vượt hẳn sự dự trù, nên Thúy Nga phải thực hiện luôn 2 chương trình 94 và 95 để kỷ niệm 25 năm Paris By Night.


Cháu hỏi những mục gì đặc sắc trong Paris By Night 95 thì chú rất khó trả lời bởi nó mang tính chủ
quan. Chú chỉ nhớ, theo phản ứng của mấy ngàn khán giả hiện diện hôm ấy thì màn mở đầu của 21 ca sĩ gây được ấn tượng rất mạnh. Họ đồng ca một bài hát đầy ý nghĩa là “Nếu còn một ngày để sống thì xin được sống mãi trong tim người bằng tiếng ca này”. Đó là lời cám ơn của người nghệ sĩ, cũng là lời cám ơn của trung tâm Thúy Nga sau chặng đường dài một phần tư thế kỷ. Chính vì vậy, PBN 95 có tiểu tựa là “Cám Ơn Cuộc Đời”… Giờ này ngồi nói chuyện với cháu, chú không nhớ được hết mọi tiết mục vì chương trình dài lắm… À, có vở hài kịch rất vui và cảm động với Việt Hương, Hoài Tâm, Chí Tài và bé Nguyễn Huy. Chắc cháu còn nhớ Nguyễn Huy biểu diễn hát và nhảy trong PBN 94 ai cũng say mê. Qua cuốn 95 này, khán giả thấy thêm được một khía cạnh tài năng khác của cậu bé thần đồng này là đóng kịch rất xuất sắc. Ngọc Hạ, sau một thời gian “đi làm
ăn ở phương xa”, nay trở lại đơn ca bài Dòng Sông Xanh, là một thành công lớn cả về tiếng hát lẫn
dàn dựng với vũ công. Cũng trở lại để kỷ niệm Paris By Night 25 năm, có Mạnh Quỳnh và Phi Nhung hát tân cổ giao duyên. Nhạc cảnh Ngày Cưới với Bằng Kiều và Quỳnh Vi thật lãng mạn. Trần Thu Hà nổi bật bài Ra Ngõ Mà Yêu. Màn fashion show trình diễn áo dài lúc nào cũng hấp dẫn trên sân khấu Thúy Nga. Ngoài ra, chú cũng có mời một cháu bé 6 tuổi lên sân khấu nói chuyện với chú. Cháu bé này là khán giả trung thành của PBN từ năm 3 tuổi, giống như Nguyễn Huy. Nhưng điều đặc biệt ở cháu bé này là nhớ hết tất cả chủ đề của từng cuốn Paris By Night cháu đã coi. Thí dụ chú hỏi: Paris By Night 82 chủ đề gì? Thì lập tức cháu trả lời ngay là “Tiếu Vương Hội”. Khán giả hôm ấy rất ngạc nhiên và cảm phục trí nhớ của cháu… Còn nhiều mục lắm mà chú kể ra không hết. Tuy nhiên, lạ nhất và mới nhất trong PBN 95 là lần đầu tiên chú song ca với Khánh Ly!

VS: Wow.. wow… cháu thấy ấn tượng ở màn song ca Khánh Ly - Ngọc Ngạn, chắc hẳn sẽ có nhiều pha
“ngoạn mục” đây! Chú nỡ lòng nào tăng thêm “tính cạnh tranh” trong giới ca sĩ vậy? Một câu hỏi nhỏ
rằng, có phải Chú sợ Thúy Nga “đóng cửa” thì sẽ không còn cơ hội “cất cao tiếng hát”??? Hay vì Chú muốn tham gia nhóm “A giành” trong Paris By Night 94?

NV Nguyễn Ngọc Ngạn: Ca sĩ không cạnh tranh nổi với chú đâu! Ngay cả “nhóm A giành” tức là 4 ông tự nhận là “anh già” Đức Huy, Duy Quang, Thái Châu và Tuấn Ngọc, cũng chưa thể đứng chung với chú và Khánh Ly được! Lý do là họ có thể hát hay hơn, nhưng tuổi tác thì còn thua chú xa! Chú với Khánh Ly là “cặp song ca đồ cổ” mà hôm ấy khán giả vỗ tay nhiệt liệt để chú mừng cho… đôi trẻ!

VS: Việc chuẩn bị bài để nói trong vai trò MC và chuẩn bị bài để ca trên sân khấu khác nhau như thế nào đối với Chú? Khi song ca với cô Khánh Ly thì điều gì Chú cảm thấy “khó” nhất? Hai người có phải “diễn” những cử chỉ “tình cảm” theo nội dung của bài hát không???

NV Nguyễn Ngọc Ngạn: Nhiệm vụ chính của chú bao giờ cũng là phần MC. Nhưng thêm vào đó, thỉnh thoảng producer hoặc cá nhân chú và Kỳ Duyên cũng phải nghĩ ra những “cộng tác bên lề” nhằm làm tăng sự hấp dẫn cho chương trình. Chẳng hạn đóng những tiểu phẩm (video clip) như cháu đã thấy, hoặc phỏng vấn special guests như Tom Treutler, chàng luật sư Mỹ kể chuyện cười bằng tiếng Việt, hoặc chú viết kịch và phụ giúp phần đạo diễn kịch v.v… Tất cả chỉ nhằm đem niềm vui lại cho khán giả. Lần này chú hát với Khánh Ly cũng chỉ là một “công tác bên lề” nhằm đưa ra cái gì lạ nhân kỷ niệm 25 năm Paris By Night. Lúc đầu khi Thúy Nga đề nghị chú hát, chú ngại lắm. Hát chơi trên sân khấu live thì dễ, nhưng thu hình là một chuyện khác hẳn. Chú không quen mà giọng ca lại chẳng có gì đặc biệt, nhưng nhờ có tên tuổi lớn của Khánh Ly để nương dựa nên chú cũng liều hát thử một lần xem sao. Cũng may Khánh Ly với chú là bạn khá thân, gặp nhau là đùa giỡn, nên đứng bên nhau không cần phải… e ấp! Khánh Ly bảo chú: “Bác cứ coi tôi như thằng đàn ông đứng cạnh bác là được rồi!” Đứng cạnh một “thằng đàn ông” thì cần gì phải diễn tả tình cảm! Vì không có giờ tập dượt trước, nên lúc sắp ra sân khấu rồi, Khánh Ly lại trấn an chú: “Bác cứ hát đi. Bên cạnh bác đã có tôi!” Nhạc sĩ Tùng Châu đệm piano, cũng bảo chú: “Chú cứ việc hát thoải mái. Đàn theo chú, chứ chú không phải theo đàn!”

VS: Trong cuốn Paris By Night 94, khán thính giả đã được coi lại những video clip mà trung tâm Thúy Nga đã thực hiện với những điều thú vị trong quá trình quay (behind the scenes) mà khán giả chưa bao giờ biết tới. Vậy cuốn 95 kỳ này, có những thú vị đó không thưa Chú?


NV Nguyễn Ngọc Ngạn: Có chứ cháu! Video clip trong Paris By Night 95 nhiều hơn và đặc sắc hơn 94 bởi được chọn lựa theo lối countdown, nghĩa là càng hay càng để về cuối. Ngoài ra Thúy Nga còn khổ công lục tìm trong kho master tapes cũ, để lôi ra những đoạn phim trước đây bị cắt bỏ, bây giờ chiếu lại cho khán giả coi trong cuốn 95 này. Nhiều đoạn, chính chú và cô Kỳ Duyên khi xem lại cũng thấy giật mình và rưng rưng nhớ về kỷ niệm cũ. Paris By Night ra đời được 25 năm. Chú có mặt liên tục 17 năm. Như vậy là gần hết chiều dài của Paris By Night. Biết bao ký ức đang sống lại qua hành trình đằng đẵng ấy!

VS: Màn trình diễn của Nguyễn Huy trong Paris By Night 94 đã thu hút được sự chú ý của mọi khán thính giả, đặc biệt là các em nhỏ… Hầu như gia đình nào có con nít cũng “khoe” rằng, con của họ
cứ đòi coi Nguyễn Huy không biết bao nhiêu lần, mà lẽ dĩ nhiên, nếu khán giả nào “lỡ” mua đĩa giả thì không thể đáp ứng nhu cầu của con trẻ vì chỉ cần “tua” lại 2-3 lần là “tiêu” luôn. Khán giả bật cười khi chàng ca sĩ “thế hệ trẻ” gọi Chú bằng “Ông”, chú có cảm nghĩ gì khi “bị” lên chức như vậy?

NV Nguyễn Ngọc Ngạn: Chú nhớ cách đây hơn 10 năm, khi phỏng vấn trên sân khấu Thúy Nga, người đầu tiên gọi chú bằng chú và xưng cháu là Như Quỳnh. Khán giả hôm ấy ai cũng bật cười vì chưa quen tai. Bây giờ bé Nguyễn Huy gọi chú bằng ông, khán giả lại bật cười vì thấy lạ tai, mặc dầu gọi như thế là đúng! Trước đây cũng có một hai khuôn mặt trẻ như bé Xuân Mai hay Adam Hồ. Nhưng cả hai đều gọi “bác Ngạn”, chỉ riêng Nguyễn Huy là người đầu tiên kêu bằng “ông Ngạn”. Như vậy là chú đã có cơ hội làm việc chung với 3 đợt nghệ sĩ: Đợt đầu tiên khi chú mới vào gồm Khánh Hà, Ngọc Lan, Ý Lan, Họa My, Ái Vân, Hương Lan, Thái Châu, Anh Khoa v.v… Ai cũng gọi chú bằng anh. Đợt thứ hai là thế hệ Thế Sơn, Như Quỳnh, Trúc Linh, Trúc Lam, Thanh Hà, Ngọc Hạ, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang Lê, Ngọc Liên, Trịnh Lam, Quỳnh Vy, Hương Thủy v.v… đều gọi chú bằng chú. Bây giờ đến đợt thú ba gọi bằng ông. Nó nhắc chú là thời gian trôi quá nhanh và sự hiện diện của chú trên sân khấu như vậy là đủ quá rồi!

Xin kính chúc quí độc giả những điều tốt đẹp nhất trong năm mới!

VS: Cám ơn Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn hôm nay. Và hy vọng buổi trò chuyện này với Nhà văn – MC Nguyễn Ngọc Ngạn có thể phần nào giúp quí vị thấy được sự hấp dẫn và đặc sắc để đón xem cuốn Paris By Night 95 phát hành vào ngày 22/1/2009. Chúc quí vị một năm mới vạn sự như ý và may mắn… Quí vị nhớ ủng hộ trung tâm Thúy Nga mua đĩa gốc, vì nếu mua đĩa giả về nhà coi không được là coi chừng… xui cả năm đó nghen!

Theo Ân Nhật Thi ( Viet Sun Magazine )

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2009

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2009